Văn hóa ăn, mặc, ở của người phương Đông và phương Tây nói chung có rất nhiều điểm khác biệt thú vị, đặc biệt là văn hóa ăn uống. Nếu hỏi rằng hai nền văn hóa này có điểm khác biệt căn bản nào trong việc ăn uống, có lẽ chúng ta sẽ nghĩ ngay đến việc người phương Tây dùng muỗng, dao, nĩa để ăn trong khi người phương Đông (điển hình là người Việt) chủ yếu dùng đôi đũa là vật dụng quen thuộc trong các bữa ăn.
Cùng daubepgiadinh.vn điểm qua sự khác biệt giữa bữa ăn gia đình người Việt với nước ngoài nhé.
Bữa ăn của người phương Tây
Người phương Tây luôn tự hào về văn hóa ăn uống của mình, văn hóa của họ là ăn uống phải thật khéo léo và không để phát ra tiếng động, ăn uống nhất định phải gọn gàng không để vương vãi, kèm theo đó là một hệ quy tắc nghiêm ngặt và cầu kì trong việc dùng muỗng, dao, nĩa cho từng món ăn sao cho phù hợp.
Người phương Tây, điển hình là người Mỹ, họ không dành quá nhiều thời gian cho việc nấu nướng thường nhật, trừ khi họ là một Đầu Bếp hoặc một người sành ăn. Họ thường có thói quen mua dự trữ lương thực cho cả một tuần do tính chất cuộc sống, công việc hối hả và bận rộn. Đa phần người phương Tây theo Cơ Đốc giáo nên họ thường sẽ cầu nguyện tạ ơn Thiên Chúa trước khi ăn.
Nguyên liệu quen thuộc trong các bữa ăn của người phương Tây thường sẽ giàu chất đạm như thịt bò, thịt gà, thịt vịt; các món được chế biến từ lúa mì; khoai tây, măng tây, cà rốt… Cách chế biến món ăn cũng rất khác người châu Á, điển hình là Việt Nam, với thức ăn không quá dậy mùi gia vị sau chế biến như Hy Lạp, Ý hay Pháp.
Dao, muỗng, nĩa là những vật dụng thường thấy trên bàn ăn, thức ăn thường là thực phẩm khô và súp thì được đựng trong đĩa. Người Mỹ chỉ có một bữa ăn chính là ăn chiều, khi các thành viên trong gia đình quây quần cùng nhau. Thức ăn được chia đều cho mọi thành viên và khi ăn họ thường không gây nên tiếng sột soạt.
Bữa ăn của người Việt Nam
Người Việt chúng ta dành rất nhiều thời gian để chế biến và nấu nướng bởi tính chất ẩm thực Việt Nam khá cầu kì với muôn vàn các loại gia vị, nguyên liệu. Họ thường mua sắm lương thực tươi sống hằng ngày tại những khu chợ truyền thống hay trong siêu thị bởi tính chất của ẩm thực Á Đông là nền ẩm thực tươi ngon và nóng hổi khi chế biến.
Cách chế biến thức ăn của người Việt Nam khác nồng mùi gia vị và rất cay, đây cũng chính là đặc điểm chung của nền ẩm thực Đông Nam Á.
Người Việt có thói quen ăn uống thường dùng đũa và muỗng; mỗi bữa ăn thường phải có 3 món gồm món mặn, xào (luộc), canh; thức ăn được đặt trong đĩa và tô; đặt chung trên mâm cơm và mọi người gắp thức ăn vào chén của mình để ăn, canh thường đặt giữa mâm cơm. Lý giải cho điều này chính là văn hóa cộng đồng trong cách ăn ở và sinh hoạt có từ ngàn năm trước. Trước khi ăn, người nhỏ tuổi phải mời ông bà, cha mẹ trong gia đình ăn cơm trước rồi mới đụng đũa. Khi ăn một món ăn ngon, đặc biệt là canh hay những món nước, thường thì gây ra tiếng sột soạt khi húp.
Trên đây chỉ là một số điểm khác biệt rõ nét và cơ bản nhất trong bữa ăn gia đình của người Việt và người phương Tây. Hy vọng sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về văn hóa ẩm thực của hai nơi này.
Ý kiến của bạn