Sử dụng thớt đúng cách

Chiếc thớt là một vật dụng không thể thiếu trong căn bếp của mọi gia đình. Tuy nhiên, nhiều người nội trợ lại chưa thật sự quan tâm đến việc sử dụng và bảo quản thớt. Bạn có biết, nếu thớt không được vệ sinh và bảo quản đúng cách sẽ gây nguy hiểm cho sức khỏe của những người thân yêu trong gia đình mình?

thớt

Thớt là vật dụng cần thiết trong việc nấu nướng của người nội trợ (Ảnh: Internet)

Theo các nghiên cứu, chiếc thớt sau khi sử dụng mà không được vệ sinh và bảo quản đúng cách sẽ dễ bị nhiễm nhiều loại vi khuẩn nguy hiểm. Một chiếc thớt bẩn sẽ là nơi trú ngụ và sinh sôi của hàng triệu vi khuẩn nguy hiểm như E.coli, Campylobacter, salmonella gây ra bệnh tiêu chảy và các bệnh về đường ruột. Đặc biệt, với những chiếc thớt cũ đã sử dụng quá lâu thì nguy cơ lây nhiễm chéo vi khuẩn từ thớt sang thức ăn lại càng cao hơn.

Thớt nhiễm khuẩn do đâu?

Theo các chuyên gia, bản thân chiếc thớt không gây nguy hiểm cho người sử dụng mà nguyên nhân chính là thói quen sử dụng của người dùng khi dùng chung một chiếc thớt để băm, cắt các loại hành tỏi, rau củ, trái cây, thực phẩm sống và thực phẩm chín. Chính đều này đã vô tình làm tăng nguy cơ lây nhiễm vi khuẩn có hại sang thức ăn. Bên cạnh đó, việc vệ sinh và bảo quản không đúng cách, để thớt bẩn hay sử dụng một chiếc thớt trong thời gian quá lâu cũng chính là nguyên nhân làm chiếc thớt nhiễm khuẩn nguy hiểm.

thớt bị nhiểm

Thớt bị nhiễm khuẩn gây hại cho sức khỏe do thói quen dùng sai cách của nhiều người (Ảnh: Internet)

Làm thể nào để sử dụng, vệ sinh và bảo quản một chiếc thớt đúng cách?

1. Lựa chọn một chiếc thớt tốt cho gia đình bạn

Trên thị trường hiện nay có bán nhiều loại thớt với những kiểu dáng, mẫu mã và kích thước vô cùng đa dạng phù hợp với nhu cầu của mọi gia đình. Hiện nay, có 3 loại chất liệu thớt được sử dụng phổ biến đó là thớt gỗ, thớt nhựa và thớt thủy tinh. Tùy theo nhu cầu mà bạn có thể lựa chọn cho mình một chiếc thớt phù hợp và nên lựa chọn thớt có hình chữ thay vì hình tròn để tận dụng tốt đa bề mặt thớt.

2. Bạn cần có ít nhất 2 chiếc thớt để sử dụng

Tốt nhất bạn nên lựa chọn nhiều loại thớt với các chất liệu khác nhau để phục vụ các nhu cầu băm thái khác nhau ví dụ: Thớt gỗ dùng cho việc băm thịt, chặt những thực phẩm cứng như xương; thớt thủy tinh dùng cho việc cắt hoa quả, thái thức ăn mềm như chả, giò. Thớt nhựa dùng cho việc thái thức ăn chín.

có ít nhất 2 chiếc thớt

Mỗi nhà nên có ít nhất 2 chiếc thớt (Ảnh: Internet)

Khi chọn mua thớt, bạn hãy chọn những sản phẩm ghi rõ ràng nhãn mác, nguồn gốc xuất xứ.

Tối thiểu là trong căn bếp của gia đình bạn nên có từ 2 chiếc thớt trở lên để sử dụng cho nhu cầu thái thực phẩm sống và thực phẩm chín riêng biệt.

3. Xử lý thớt mới mua về

Thớt mới mua về, đặc biệt là thớt gỗ thì không nên sử dụng ngay mà cần phải ngâm thớt trong nước muối đặc trong vòng 24 tiếng sau đó phơi khô rồi mới sử dụng. Đây là cách để loại bỏ những chất có hại hoặc vi khuẩn có trên bề mặt thớt, đồng thời cũng giúp cho thớt bền hơn.

Khi sử dụng thớt gỗ để thái thức ăn chín thì tốt nhất nên tráng thớt qua nước sôi trước cho an toàn.

4. Rửa thớt ngay sau khi sử dụng

Sau khi sử dụng, nên vệ sinh thớt ngay để tiêu diệt và hạn chế việc vi khuẩn có thể sinh sôi và lây lan. Có nhiều cách vệ sinh thớt nhưng tốt nhất là bạn nên sử dụng một miếng chanh kết hợp với một chút muối hạt. Sau đó, chà xát mạnh lên bề mặt thớt cho thật sạch, rửa kỹ bằng nước sạch và cuối cùng là phơi khô thớt ở những nơi cao ráo, sạch sẽ và thoáng khí.

rửa thớt ngay sau khi dùng

Cần rửa thớt ngay sau khi sử dụng để đảm bảo an toàn (Ảnh: Internet)

Hoặc bạn có thể dùng nước sôi và một chút muối hạt để làm sạch và tiêu diệt triệt để mầm vi khuẩn nguy hiểm trên bề mặt thớt rất hiệu quả. Những cách này cũng đặc biệt hiệu quả để áp dụng khi thớt bị ám mùi thực phẩm.

5. Không nên sử dụng thớt quá 8 tháng

Sau khoảng 8 tháng đến một năm sử dụng, thớt có thể xuất hiện những vết cắt, nứt (đặc biệt đối với thớt gỗ), bạn nên thay thớt mới để sử dụng. Trong trường hợp gia đình bạn sử dụng thớt gỗ để cắt thức ăn chín thì càng cần phải lưu ý tới yếu tố này.

Hy vọng với những thông tin trên các bạn sẽ có cách sử dụng thớt an toàn và đảm bảo sức khỏe cho gia đình mình.

Điểm: 4.8 (15 bình chọn)

Tác giả: diem ho

Bài viết liên quan

Ý kiến của bạn