Những dụng cụ nhà bếp có hạn sử dụng là bao lâu?

Các dụng cụ nhà bếp sử dụng lâu ngày có thể chưa hư hỏng song sẽ có những tác động không tốt cho sức khỏe của bạn và gia đình.


Một người nội trợ thông minh không chỉ nấu ăn ngon mà còn cần am hiểu tường tận hạn sử dụng của từng món đồ trong nhà bếp của mình.

Cũng như thực phẩm, thuốc men, những dụng cụ nhà bếp quen thuộc như nồi niêu, xoong chảo, dao thớt, chén đĩa… đều có hạn sử dụng. Nhiều chị em thường thấy các dụng cụ nhà bếp nhìn bề ngoài vẫn còn tốt nên cứ dùng từ năm này qua năm khác để tránh lãng phí. Tuy nhiên, thói quen này có thể khiến gia đình bạn gặp nguy hiểm về sức khỏe. Vì vậy, trước khi lên kế hoạch chuẩn bị một bữa ăn ngon, các chị em cần thường xuyên rà soát lại hạn sử dụng của các “trợ thủ” đắc lực này.

Thìa gỗ – 2 năm

Ngay khi nhìn thấy các vết nứt trên thìa hoặc gỗ bị đổi màu, ẩm mốc thì đã đến lúc bạn phải thay mới dụng cụ này. Các vi khuẩn E.coli trong các khe nứt sẽ xâm nhập vào thức ăn gây ra bệnh tiêu chảy nếu bạn vẫn cố sử dụng tiếp.

hình thìa gỗ
Thìa gỗ thường có hạn sử dụng khoảng 2 năm

Dao – 2 năm

Đây là hạn sử dụng tối đa của “trợ thủ” cắt gọt này. Tuy nhiên, bạn chỉ có thể xài một con dao trong 2 năm khi có cách vệ sinh và bảo quản thích hợp để chúng không bị mòn hay gỉ sét. Trường hợp lưỡi dao hay cán dao đã bị hư hỏng hoặc có dấu hiệu sứt mẻ thì có thể thay mới con dao khác sớm hơn thời hạn sử dụng.

tuổi thọ của dao
Để kéo dài tuổi thọ của dao bạn nên mài sắc mỗi tuần một lần với đá mài hay dụng cụ mài dao chuyên dụng.

Chảo chống dính – từ 2 đến 3 năm

Lớp chống dính của bề mặt chảo rất quan trọng, nếu chẳng may bạn làm xước vì chùi rửa bằng cọ sắt hay quẹt dao, thìa vào bề mặt thì chảo sẽ không còn tác dụng chống dính nữa và cũng dễ sản sinh ra nhiều độc tố. Sau khoảng 2 – 3 năm thì nên mua chiếc chảo chống dính mới để dùng sẽ tốt hơn.

Thớt – 6 tháng

Mặc dù một chiếc thớt có thể sử dụng được 1 – 2 năm nhưng theo các chuyên gia, chúng ta nên thay thớt khoảng 6 tháng/lần và có sự phân chia rõ rệt giữa các loại thớt (thớt cắt đồ sống, thớt cắt đồ chín để tránh nhiễm trùng chéo). Bởi thớt là dụng cụ người nội trợ sử dụng hằng ngày và là nơi tiếp xúc với rất nhiều loại thực phẩm khác nhau nên sẽ dễ để lại nhiều rủi ro sức khỏe nếu chúng ta không quan tâm tới chúng. Do vậy, khi thớt đã cũ, bắt đầu xuất hiện vết nứt, ra vụn nhựa hoặc vụn gỗ thì nên thay mới ngay lập tức.

hình thớt
Thớt có thời hạn sử dụng khoảng 6 tháng

Các loại khăn dùng trong bếp – không quá 1 tháng

Bạn có biết một con vi khuẩn cứ sau 8 tiếng sẽ sinh ra 4 triệu vi khuẩn mới. Các loại khăn dùng để lau bếp, lau chén đĩa, bắt nồi sau khi sử dụng một thời gian dài sẽ sản sinh ra rất nhiều loại vi khuẩn khác nhau. Do đó, bạn phải thay chúng ngay, nếu không thì bạn phải thường xuyên giặt sạch và phơi khô hoặc sấy khô để bảo đảm hết vi khuẩn gây hại.

Khi sử dụng khăn bếp, bạn cần lưu ý tách riêng từng loại khăn lau bếp, khăn lau chén đĩa… chứ không nên sử dụng chung. Nên vệ sinh khăn sau khi sử dụng hoặc ngâm trong thuốc tẩy pha loãng để ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn. Cho khăn vào lò vi sóng quay 2 phút cũng là cách làm ngưng hoạt động của vi khuẩn trong khăn.

Hy vọng những thông tin trên đây của daubepgiadinh.vn sẽ hữu ích với bạn, để bạn có thể lưu ý hơn khi sử dụng những dụng cụ này.

Điểm: 5 (15 bình chọn)

Tác giả: Mẹ Ku Tủn

Xin chào! Tôi là Mẹ Tủn ( 10/10/1995 ) - một người đam mê về ẩm thực, dinh dưỡng trẻ em. Tôi yêu thích viết và chia sẻ những kiến thức, kinh nghiệm về những món ăn và đó cũng là một trong những bí quyết gìn giữ hạnh phúc của gia đình. Cảm ơn bạn!

Bài viết liên quan

Ý kiến của bạn