Tủ lạnh là một trong những đồ vật quen thuộc, tiện ích của nhiều gia đình nhưng không có nghĩa là ai cũng biết cách sử dụng nó để bảo quản thực phẩm hợp lý. Đặc biệt, bạn cần tìm hiểu về những thực phầm không nên để trong tủ lạnh. Đây là cách bạn bảo quản thực phẩm hiệu quả và đảm bảo sức khỏe cho cả gia đình.
Theo các chuyên gia, một số thức ăn sẽ bị mất chất, thay đổi thuộc tính hoặc tệ hơn là chuyển sang độc tố khi bảo quản bằng tủ lạnh. Hiểu được tầm quan trọng của việc bảo quản thực phẩm đúng cách, hôm nay, Daubepgiadinh.vn sẽ gửi đến bạn một danh sách các loại thực phẩm không nên bảo quản trong tủ lạnh. Đừng bỏ qua thông tin hữu ích này, bạn nhé!
Những thực phẩm không nên để trong tủ lạnh
Bánh mì
Bánh mì là thực phẩm không nên bảo quản trong tủ lạnh (Ảnh: Internet)
Trong mọi trường hợp, để bánh mì vào tủ lạnh đều là phương pháp bảo quản sai. Những lát bánh mì (hoặc bánh mì nướng các loại) sẽ hút không khí lạnh trong tủ, bánh mì sẽ bị khô cứng lại hoặc bị ỉu và thay đổi mùi vị.
Cách tốt nhất để bảo quản bánh mì là để trong một chiếc túi giấy có lỗ thoát khí ở không gian phòng bình thường sẽ để được lâu hơn so với việc để trong tủ lạnh. Tốt nhất bạn nên dùng hết bánh mì trong khoảng 1 – 2 ngày, nếu để lâu hơn thời gian cho phép thì bánh mì cũng mất đi cảm giác mềm xốp vốn có và không tốt cho sức khỏe.
Cà chua
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, cà chua được bảo quản ở môi trường tự nhiên có hương vị thơm ngon hơn hẳn loại để trong tủ lạnh. Việc để cà chua ở nhiệt độ dưới 12 độ C sẽ ảnh hưởng đến chất dinh dưỡng có trong loại quả này. Nhiệt độ lạnh làm thay đổi kết cấu tự nhiên, cản trở việc sản sinh ra các hợp chất dễ bay hơi có trong cà chua. 65% các hợp chất này sẽ biến mất nếu để trong tủ lạnh trong thời gian lâu.
Cách tốt nhất bạn nên để cà chua ở môi trường tự nhiên, thoáng mát. Chính vì thế mà người ta xếp cà chua vào danh sách những thực phẩm không nên để trong tủ lạnh. Bạn cần lưu ý điều này nhé!
Hành tây
Hành tây bảo quản trong tủ lạnh sẽ nhanh hỏng hơn (Ảnh: Internet)
Nếu bạn bảo quản hành tây trong tủ lạnh, hành tây sẽ bị mềm đi hoặc bị nấm mốc. Đặc biệt, nếu hành tây đã được cắt nhỏ, chúng sẽ bị khô ngay khi bạn đã bọc chặt. Ngoài ra, hành tây có mùi rất hăng, có thể lây lan trong môi trường kín như tủ lạnh, làm cho toàn bộ thực phẩm khác đều bị nhiễm mùi. Bản thân hành tây cũng sẽ mất đi hương vị riêng của nó.
Khoai tây
Khi nhiệt độ bảo quản khoai tây ở dưới 7 độ C, tinh bột trong khoai tây bắt đầu bị phá vỡ, chuyển thành đường. Như vậy, hương vị của thực phẩm này sẽ không còn thơm ngon và bổ dưỡng như trước nữa.
Chuối
Nhiệt độ lạnh sẽ làm chậm quá trình chín của chuối. Tuy nhiên, nếu nhiệt độ quá lạnh, nó có thể khiến chuối bị mềm nhũn và ăn không ngon. Do vậy, chuối xanh được giữ ở nhiệt độ phòng. Còn nếu chuối đã chín mà bạn không ăn kịp, bạn có thể bảo quản chúng trong ngăn mát tủ lạnh. Khi đó vỏ chuối sẽ bị chuyển sang màu nâu, nhưng mùi vị vẫn rất ngon.
Dưa hấu
Bảo quản lạnh làm cho hương vị của dưa hấu thơm ngon hơn rất nhiều. Tuy nhiên, việc cho dưa hấu vào tủ lạnh lại gặp phải nhiều ý kiến trái chiều. Vì vậy mà nhiều người đã đặt câu hỏi dưa hấu để tủ lạnh có tốt không?
Dưa hấu để tủ lạnh không tốt (Ảnh: Internet)
Theo nghiên cứu, dưa hấu sẽ mất một số chất chống oxy hóa như lycopene và beta-carotene nếu bạn bảo quản trong tủ lạnh. Thay vào đó, bạn chỉ cần đặt dưa hấu trên bàn ở nhiệt độ phòng để duy trì các chất chống oxy hóa này. Dưa hấu đã cắt miếng nên bao gói cẩn thận và đặt trong tủ lạnh trong thời gian ngắn rồi dùng ngay.
Húng quế
Các loại rau thơm như húng quế, ngò thơm, tía tô có tính chất hấp thụ các mùi xung quanh khiến chúng không còn mùi vị như lúc ban đầu. Ngoài ra, những loại rau này cũng dễ héo và khô khi để trong tủ lạnh. Vì vậy, để có thể giữ cho húng có được độ tươi xanh lâu, bạn có thể bảo quản trong một tô nước sạch giống như bạn cắm hoa vậy. Nếu bắt buộc phải để trong tủ lạnh thì bạn nên bọc chúng thật kín trong hộp nhựa hoặc bọc kín vào tờ giấy báo.
Tỏi
Hơi lạnh của tủ sẽ làm cho tỏi mọc mầm và làm tỏi trở nên dai hơn, thậm chí là mốc, mất mùi. Thực tế, bạn có thể để tỏi ở nơi khô ráo, thoáng mát mà không cần làm lạnh.
Mật ong
Mật ong để tủ lạnh có sao không? (Ảnh: Internet)
Bản chất mật ong chính là một chất tự nhiên cực kỳ tốt. Vì vậy ngay cả khi bạn đặt nó trong một cái bình nhiều năm trong điều kiện môi trường bình thường thì nó vẫn giữ được chất lượng và hương vị. Vậy mật ong để tủ lạnh có sao không? Để mật ong trong tủ lạnh sẽ làm tăng tốc độ kết tinh của đường trong mật ong, làm chúng không còn mùi vị thơm ngon khi sử dụng.
Muốn duy trì giá trị dinh dưỡng tốt nhất của mật ong, bạn nên để chúng trong môi trường bình thường và lưu trữ trong lọ thủy tinh đậy nắp kín ở nhiệt độ phòng.
Thời gian bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh
Theo các chuyên gia, nhìn chung, các bạn không nên để thức ăn đã nấu chín hay chưa nấu chín quá 3 ngày trong tủ lạnh. Nguyên tắc này áp dụng với cả các loại trái cây và rau củ tươi sống.
Đối với thức ăn để trong tủ đông, bạn cần lưu ý rằng phần lớn không nên để quá 3 tháng. Tuy nhiên, việc hạn chế tối đa thời gian dự trữ thực phẩm trong tủ lạnh và tủ đông là điều nên làm để đảm bảo dưỡng chất của thực phẩm.
Cách bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh
Thực phẩm cần được cho vào hộp đậy kín trước khi bảo quản trong tủ lạnh (Ảnh: Internet)
Một lưu ý đặc biệt khi bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh là thức ăn sống và thức ăn chín cần được để riêng. Thức ăn chín phải được đặt ở ngăn trên của thức ăn sống để tránh trường hợp thức ăn sống lẫn vào thức ăn chín, dẫn đến nhiễm khuẩn.
Thực phẩm cần được bọc kín hoặc tốt hơn là để trong những hộp đựng có nắp đậy kín. Và bạn cũng nên chú ý là chỉ sử dụng những hộp đựng thức ăn an toàn khi dùng trong tủ lạnh nhé.
Trên đây là danh sách những loại thực phẩm không nên để trong tủ lạnh, thời gian và cách bảo quản thực phẩm hợp lý. Bạn hãy lưu ý để có cách bảo quản sao cho phù hợp với từng loại thực phẩm nhé.
Ý kiến của bạn