Cá biển bị nhiễm độc là mối lo lắng của các bà nội trợ hiện nay. Bài viết dưới đây của Daubepgiadinh.vn sẽ hướng dẫn cho các bạn cách phân biệt cá biển tươi và cá biển nhiễm độc giúp bạn an tâm chế biến các món ăn cho cả gia đình cùng thưởng thức.
Tác hại của việc ăn phải cá nhiễm độc
Theo các chuyên gia, khi ăn phải cá đã bị nhiễm kim loại nặng như chì, crom, thủy ngân (đây là các chất có trong nước thải của nhà máy), người ăn sẽ gián tiếp tích lũy các kim loại nặng này vào trong cơ thể. Trẻ nhỏ thường có nguy cơ cao hơn, nếu tích lũy quá nhiều trẻ sẽ có nguy cơ giảm IQ, mắc bệnh tim, ung thư gan (dư chì), dị ứng ngoài da (do dư crom) hay nguy cơ suy thận và gan (do thủy ngân).
Ăn phải cá nhiễm độc rất nguy hiểm (Ảnh: Internet)
Những tác hại về sức khỏe khi ăn phải cá nhiễm độc rất nguy hiểm, do đó để phòng và tránh bệnh, các bà nội trợ nên trang bị cho mình những kiến thức về cách phân biệt cá biển tươi và cá biển bị nhiễm độc để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của gia đình khi tiêu dùng.
Cách chọn mua cá tươi ngon
Đầu tiên, chúng ta tìm hiểu về cách chọn mua cá tươi ngon. Bạn tham khảo các mẹo sau đây:
– Cá sạch và tươi vẫn còn nguyên vẹn. Cá không bị nhớt, khi nhấn dọc thân cá nếu thịt cá còn đàn hồi thì là cá tươi.
– Vây, vảy bóng bẩy và tròn đều, cơ thể ít xây xước.
– Bụng trắng, thịt cá trắng, chắc.
– Mang cá sạch và đỏ tươi, còn các khía mang rất đều.
– Mắt cá trong suốt, nếu cá không tươi mắt sẽ đỏ và thụt vào sâu bên trong.
– Cá tươi và sạch khi mổ ra thành ruột và màng bụng có màu đen.
Cá tươi mắt sáng, thịt chắc và vẫn còn độ đàn hồi (Ảnh: Internet)
Cách phân biệt cá biển tươi và cá biển nhiễm độc
Cách phân biệt cá tươi và cá nhiễm độc cụ thể là:
– Cá không còn nguyên vẹn, mình và vảy ráp, đầu to đuôi nhỏ, lưng cá cong gù và một số còn có u. Nhiều con bị vàng và đuôi xanh.
– Vây mủn và lỏng, vảy không bám chặt vào thịt cá (do bị nhiễm khuẩn nặng).
– Cá nhiễm độc cơ thể xây xước nhiều, có đốm đỏ trên cơ thể.
– Mình cá đen và trông loang lổ, nhiều con bị đen toàn thân.
– Đầu cá, mang bẩn, xỉn và xơ, trong mang có bám chất bẩn.
– Mang cá bị nhiễm độc không sáng trơn, có màu hồng thâm đậm.
– Cá nhiễm độc khi mổ ra đường ruột nhiều và có mùi tanh thum thủm.
– Thịt cá bở, không trắng, chắc.
Nếu cá nhiễm độc thì phần nào của cá chứa nhiều kim loại nặng nhất?
– Mang cá: đây là nơi chứa nhiều kim loại nặng nhất trong cơ thể của cá. Vì vậy, khi chế biến các món ăn từ cá, dù chọn được các tươi sạch thì bạn cũng nên xử lý sạch phần mang cá. Bạn cũng nên loại bỏ toàn bộ phần thịt xung quanh kể cả 2 bên má của cá khi chế biến món ăn, đặc biệt là các món ăn cho trẻ nhỏ.
Loại bỏ sạch mang cá vì đây là bộ phận nhiễm độc nặng (Ảnh: Internet)
– Gan và mỡ: các loại cá như cá thu, cá đuối, cá ngừ đại dương, phần gan của chúng ăn rất ngon. Tuy nhiên, nguy cơ chứa kim loại ô nhiễm rất cao. Vì vậy, khi sơ chế cá, bạn nên loại bỏ toàn bộ phần gan cá. Với một số loại cá nhiều mỡ thì bạn cũng không nên giữ lại. Đặc biệt, các sản phẩm dầu omega-3 chiết xuất từ gan cá cũng không nên dùng cho các bé dưới 10 tuổi.
Những lưu ý khi ăn hải sản
Cá hay các hải sản cần phải ăn đúng cách thì cơ thể mới có thể tiếp thu các chất dinh dưỡng từ chúng. Ngược lại nếu ăn sai cách, nguy cơ ngộ độc là cực cao. Cùng Daubepgiadinh.vn lưu lại các lưu ý khi ăn hải sản nhé!
– Không kết hợp hải sản với những thực phẩm chứa nhiều vitamin C
– Không nên uống bia sau hoặc trong khi ăn hải sản.
– Không nên luộc hoặc hấp hải sản đông lạnh.
– Không nên ăn hải sản chế biến từ lâu.
– Hạn chế ăn hải sản sống mặc dù chúng cực bổ dưỡng và thơm ngon
– Không nên ăn trái cây và uống trà sau khi ăn hải sản.
– Không ăn hải sản với những thực phẩm có tình hàn.
Với thông tin mà chúng tôi chia sẻ, hy vọng bạn đã có phương pháp thưởng thức các món ăn từ cá an toàn và hiệu quả nhé!
Ý kiến của bạn