Vệ sinh an toàn thực phẩm đang là vấn đề được nhiều người quan tâm nhất hiện nay. Tuy nhiên, còn rất nhiều người là các đầu bếp gia đình trực tiếp chế biến món ăn và sử dụng món ăn vẫn chưa có những hiểu biết cần biết về vấn đề này, dẫn tới việc lựa chọn, chế biến và bảo quản thực phẩm sai cách. Bạn có biết nhiều bệnh tật được sinh sôi và phát tán thông qua con đường ăn uống như ngộ độc thực phẩm, tiêu chảy, dịch tả…
Thế nào là vệ sinh an toàn thực phẩm?
Vệ sinh an toàn thực phẩm được áp dụng trong các khâu lựa chọn, chế biến, bảo quản thực phẩm nhằm giúp thực phẩm luôn tươi ngon, không bị nhiễm độc, nhiễm khuẩn mà vẫn giữ được tối đa lượng dưỡng chất trước khi được sử dụng.
Vệ sinh an toàn thực phẩm nghĩa là phải chọn được những loại thực phẩm tươi ngon nhất, cách chế biến đúng cách, cách bảo quản an toàn, tránh được sự xâm nhập của vi khuẩn. Tránh các nguy cơ lây nhiễm bệnh tật cho ăn uống.
Những nguyên nhân gây ô nhiễm thực phẩm
Xung quanh chúng ta tồn tại rất nhiều loại vi khuẩn, nấm men gây hại, chỉ cần có điều kiện thuận lợi là chúng sẽ sinh sôi nảy nở nhanh chóng.
Quá trình chế biến món ăn và bảo quản thực phẩm không đúng cách sẽ khiến cho vi khuẩn xâm nhập và trú ngụ trong thức ăn. Khi ăn phải những loại thức ăn này, bạn sẽ dễ bị đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy…
Nhiều cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm vì lợi nhuận mà sử dụng những loại phụ gia độc hại, gây ảnh hưởng tới sức khỏe con người.
Để tăng năng suất, nhanh chóng thu hoạch nên người nông dân đã sử dụng nhiều loại thuốc bảo bệ thực vật, thuốc kích thích tăng trưởng, những chất độc hại còn xót lại trong thực phẩm chính là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh tật.
Nguyên tắc chế biến thực phẩm an toàn
1. Lựa chọn thực phẩm kỹ càng để có được những thực phẩm tươi ngon nhất, an toàn nhất.
2. Nấu chín kỹ thức ăn. Tất cả các loại thực phẩm khi được nấu chín ở nhiệt độ thích hợp sẽ loại bỏ được tối đa vi khuẩn gây bệnh và giữ được lượng chất dinh dưỡng có trong thực phẩm.
3. Ăn ngay sau khi thức ăn được nấu chín vừa đảm bảo thức ăn luôn được tươi ngon, vừa làm vi khuẩn không có cơ hội tấn công và làm hỏng thức ăn.
4. Bảo quản cẩn thận thức ăn đã nấu chín và thức ăn thừa.
5. Không để lẫn thực phẩm chín và thực phẩm sống với nhau, đều này gây ra sự ô nhiễm chéo giữa các loại thực phẩm.
6. Luôn giữ cho tay sạch sẽ trong suốt quá trình chế biến.
7. Thường xuyên lau chùi, cọ rửa, khử trùng khu vực nhà bếp và dụng cụ nấu nướng như nồi, chảo, thớt, chén đũa…không để cho căn bếp ẩm thấp, đọng nước.
8. Sử dụng nguồn nước sạch để chế biến thực phẩm
Hy vọng bài viết này sẽ giúp ích cho các bạn trong việc chế biến, sử dụng các loại thực phẩm để bảo vệ sức khỏe của bản thân và gia đình.
Ý kiến của bạn