Người Bị Bệnh Gout Không Nên Ăn Gì Để Tránh Bệnh Nặng Hơn

Bệnh gout thường gây ra các cơn đau và tổn thương lên các ngón chân cái, bàn chân, mắt cá chân, đầu gối và bàn tay. Đây là căn bệnh do ăn quá nhiều thực phẩm chứa purin. Vì vậy, chế độ ăn cho người bị gout, những lưu ý bệnh gout không nên ăn gì và nên ăn gì rất quan trọng. Điều này sẽ được chia sẻ ở bài viết bên dưới.

Trước hết, bạn hãy cùng Daubepgiadinh.vn tìm hiểu bệnh gout là bệnh gì nhé!

Bệnh gout là bệnh gì?

Bệnh gout hay còn gọi là thống phong. Đây là một dạng bệnh viêm khớp, thường gặp ở nam giới. Phần lớn các bệnh nhân gout được chẩn đoán là nam giới ở độ tuổi trung niên.

Nguyên nhân gây ra bệnh gout là do sự gia tăng bất thường của nồng độ acid uric trong máu. Các phân tử axit uric trong máu bình thường sẽ vô lợi vô hại và được đào thải qua bài tiết nhưng khi ở nồng độ lớn thì chúng sẽ tích tụ, kết tủa thành dạng các tinh thể muối urat ngay tại các vị trí khớp, sụn, xương gây ra viêm, tấy, sưng khớp vô cùng đau đớn.

bệnh gout

Bệnh gout gây ra viêm, tấy, sưng khớp xương vô cùng đau đớn cho người bệnh (Ảnh: Internet)

Theo các chuyên gia, axit uric tăng là do chế độ ăn uống không lành mạnh, thường xuyên sử dụng các thức uống không tốt cho sức khỏe như rượu bia cùng sử dụng các nguồn thực phẩm giàu chất đạm và canxi như gan động vật, các loại hải sản… Vì vậy, với những người bị bệnh gout, biện pháp giảm cơn đau đơn giản nhất là có một chế độ ăn lành mạnh và phù hợp.

Bệnh gout không nên ăn gì?

Sau đây là danh sách các thực phẩm người bị bênh gout không nên ăn:

Sò, ốc các loại

Đứng đầu trong đáp án cho câu hỏi người bệnh gout không nên ăn gì là sò, ốc các loại. Sò là loại hải sản được rất nhiều người ưa thích nhưng chúng cũng chứa rất nhiều purin, một chất sẽ chuyển hóa thành acid uric trong máu và kết tủa gây ra bệnh gout. Những người bị bệnh gout cần kiêng ăn các loại thực phẩm này trong quá trình điều trị bệnh. Theo các nghiên cứu của những bác sĩ chuyên khoa gout ở Mỹ, mỗi ngày bạn không nên ăn quá 170 gram sò ốc các loại, nếu thích ăn hải sản thì bạn chỉ nên ăn sò điệp vì chúng chứa ít purin nhất trong các loại sò ốc.

Cá trích, cá ngừ

Trong khi một số loại hải sản có thể kiêng ăn ở mức độ nhẹ thì vẫn có những loại thực phẩm mà bạn phải kiêng ăn hoàn toàn đó là cá trích và cá ngừ. Hàm lượng purin trong cá ngừ và cá trích rất cao, bạn có thể bị gout tấn công gây đau đớn ngay tức thời sau khi ăn những loại thực phẩm này.

cá ngừ

Cá ngừ là thực phẩm người bị gout nên kiên hoàn toàn (Ảnh: Internet)

Bia, rượu

Uống bia thường xuyên không chỉ làm tăng mức độ acid uric trong máu của bạn, nó còn làm cho khả năng bài tiết chất này ra khỏi cơ thể khó khăn hơn. Rượu tuy không chứa purin nhưng ngược lại nó ảnh hưởng trực tiếp đến gan và thận, 2 cơ quan đóng vai trò quan trọng bậc nhất trong việc đào thải acid uric ra khỏi cơ thể. Nếu đã mắc phải bệnh gout thì bạn nên kiêng hoàn toàn cả bia lẫn rượu.

Thịt động vật

Mỗi loại thịt sẽ có hàm lượng purin khác nhau, nhìn chung thì các loại thịt đỏ thường chứa nhiều purin hơn. Thịt trắng nói chung là tốt hơn những loại thịt đỏ. Gà tây và thịt cừu có hàm lượng purin rất cao (cao hơn so với thịt lợn hay thịt bò), nhưng bù lại thịt gà, vịt ta lại khá an toàn.

Đồ uống có đường

Những người bị gout nên tránh các đồ uống ngọt chẳng hạn như sô đa có đường, các loại nước ép trái cây đóng chai, nước ngọt có gas. Các chất làm ngọt có trong những loại thức uống này sẽ kích thích cơ thể tạo ra nhiều acid uric hơn.

Măng tre

Măng tre, bông cải, cải bó xôi, các loại nấm… và những loại thực phẩm có tốc độ tăng trưởng nhanh sẽ chứa nhiều purin hơn các loại rau khác. Nhưng nếu bạn thích những thực phẩm này, không có lý do để phải kiêng cữ hoàn toàn cả, vì purin từ thực vật cũng dễ được bài tiết ra khỏi cơ thể hơn purin từ động vật.

Gan

Không chỉ gan mà các bộ phận nội tạng động vật khác như thận, lá lách, phổi… cũng phải kiêng hoàn toàn vì hàm lượng purin quá cao của chúng.

tránh xa nội tạng động vật

Người bị gout phải tránh xa nội tạng động vật (Ảnh: Internet)

Bột nở

Bột nở được sử dụng các món đồ nướng và chứa hàm lượng purin cao. Bánh mì, bánh bao, bánh nướng chính là những loại thực phẩm đáng lo ngại mà người bệnh gout nên tránh xa.

Chế độ ăn cho người bị gout

Chế độ ăn cho người bị gout đóng vai trò rất quan trọng. Chúng hỗ trợ tích cực cho quá trình điều trị và giảm các triệu chứng thường thấy của bệnh gout. Vì vậy, bên cạnh việc tránh sử dụng các thực phẩm chứa nhiều purin mà chúng tôi đã liệt kê ở trên thì bạn hãy bổ sung những thực phẩm giàu chất xơ. Vì hàm lượng purin thấp hữu ích cho người bệnh gout.

Đặc biệt, bệnh nhân bị gout nên ăn nhiều rau xanh, hoa quả như cà rốt, khoai tây, cà chua, măng tây, bông atiso, dưa gang, dưa leo, xà lách… Ngoài ra, có thể ăn trứng, sữa và các chế phẩm phomat trắng không lên men. Đậu đen, hạt mè đen, gạo đen, kỷ tử vỏ đen, đậu phộng vỏ đen… là thực phẩm người bị gout nên sử dụng thường xuyên.

Hy vọng bài viết này đã đem đến cho bạn những thông tin hữu ích. Chúng tôi sẽ liên tục cập nhật kiến thức mới nhất để giúp bạn có được những trải nghiệm thú vị khi truy cập vào website Daubepgiadinh.vn.

Điểm: 4.3 (17 bình chọn)

Tác giả: Mẹ Ku Tủn

Xin chào! Tôi là Mẹ Tủn ( 10/10/1995 ) - một người đam mê về ẩm thực, dinh dưỡng trẻ em. Tôi yêu thích viết và chia sẻ những kiến thức, kinh nghiệm về những món ăn và đó cũng là một trong những bí quyết gìn giữ hạnh phúc của gia đình. Cảm ơn bạn!

Bài viết liên quan

Ý kiến của bạn