Bí quyết cho trẻ ăn dặm tốt nhất

Cho bé ăn dặm như thế nào là tốt, kinh nghiệm cho bé ăn dặm lần đầu? Là những câu hỏi của không ít bà mẹ. Ăn dặm là một quá trình quan trọng của trẻ, là khi bé được tiếp xúc với thức ăn mới ngoài sữa vào cơ thể. Do đó, mẹ cần tìm hiểu thật kỹ để có thể chọn thức ăn hợp lý, giúp con có khởi đầu ăn dặm thuận lợi.

Trẻ bắt đầu ăn dặm nên ăn gì? Ăn dặm được xem là bước ngoặt lớn trong quá trình phát triển của con. Đây là giai đoạn ảnh hưởng quan trọng đến sự phát triển về trí tuệ, thể chất và sức khỏe của bé. Tuy nhiên, thực đơn cho bé bắt đầu ăn dặm như thế nào và cách cho bé ăn dặm lần đầu tiên đôi khi khiến các mẹ lúng túng. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ kinh nghiệm cho bé ăn dặm tốt nhất giúp mẹ có thêm kiến thức và từng bước chăm con trong giai đoạn quan trọng này.

cho bé ăn dặm

Cho bé ăn dặm như thế nào là tốt (Ảnh: Internet)

1. 5 bước cho trẻ ăn dặm khi mới bắt đầu

Bước 1: Quan sát xem bé đã sẵn sàng ăn dặm chưa

Khi nào thì bé có thể bắt đầu ăn dặm? Thực tế không phải cứ hết bú mẹ trong 6 tháng đầu là bé nào cũng chuyển qua ăn dặm được ngay. Bạn có thể quan sát xem bé đã sẵn sàng chưa bằng cách sau:

– Để ý hoạt động miệng của bé: Không cần phải mọc răng bé mới bắt đầu ăn dặm được, vì thức ăn ban đầu ăn dặm hầu hết rất lỏng và mềm. Nếu bạn để ý thấy con bắt đầu túm lấy tất cả mọi thứ trong tầm tay và có thể cho vào miệng để gặm thay vì chỉ mút thì đó chính là tín hiệu cho thấy bé có thể làm quen với thức ăn dặm được rồi.

– Bé khá tập trung vào thức ăn: Nếu bạn thấy bé hay nhìn chằm chằm vào bất cứ món gì trên bàn sau đó cố gắng đưa tay với lấy cho vào miệng thì đó cũng dấu hiệu cho thấy mẹ có thể cho con ăn dặm được rồi.

– Bé ngồi yên: Nếu bé chịu ngồi yên trên ghế để mẹ cho ăn, đầu bé giữ thẳng lên mà không cần sự hỗ trợ nào khác thì đây thực sự là thời điểm có thể cho bé ăn dặm rồi. Lúc bạn này có thể mua cho bé ghế ăn có lưng tựa, dùng gối hoặc chăn để giữ cho đầu bé được cố định để giúp bé ăn tốt nhất nhé.

bé tập trung và ngồi yên

Bé tập trung và chịu ngồi yên là dấu hiệu đã sẵn sàng ăn dặm (Ảnh: Internet)

Bước 2: Chuẩn bị thực đơn cho bé bắt đầu ăn dặm

Trẻ ăn dặm như thế nào là tốt? Những thức ăn đầu tiên cho bé phải rất mềm mịn và lỏng để bé dễ ăn và dễ tiêu hóa. Do đó thực đơn cho bé trong giai đoạn này thường là bột ăn dặm cho trẻ 6 tháng, các loại cháo loãng hoặc chút bột ngũ cốc pha loãng cùng sữa mẹ.

Mẹ cũng lưu ý là tuyệt đối không cho bé dùng sữa bò trong giai đoạn này và tìm hiểu về các thức ăn chưa phù hợp để trẻ ăn dặm nhé.

Bạn có thể tìm hiểu về cách xay bột cho trẻ ăn dặm, cho trẻ ăn dặm bột gì ở bài viết trước của chúng tôi để tự làm bột cho trẻ tại nhà vừa an toàn, tiết kiệm lại mang lại điều tốt nhất cho bé yêu nhà mình.

Bước 3: Tập từ từ để bé cảm thấy thoải mái với thức ăn

Đây là bước rất quan trọng bởi nó quyết định việc con sẽ hào hứng với chuyện ăn dặm hay tỏ ra sợ hãi. Đừng vội ép bé ăn, thay vào đó bạn chỉ nên lấy chút xíu thức ăn vào thìa sau đó đưa lại gần miệng, mũi để bé có thể ngửi thấy và bắt đầu tập ăn từ từ. Bạn có thể giả vờ đưa thìa thức ăn vào miệng cho bé nhưng lập tức đưa ra rồi lại đưa vào, việc lặp lại vài lần như thế giống như đang chơi một trò chơi thú vị giúp trẻ có tâm trạng vui vẻ và hứng thú với thức ăn.

tập cho bé ăn dặm

Tập cho bé ăn dặm một cách thoái mái và tự nhiên (Ảnh: Internet)

Bạn cũng lưu ý là tuyệt đối không đánh lạc hướng bé bằng cách mở nhạc, mở TV hay bất cứ hoạt động nào khác khiến bé mất tập trung vào bữa ăn nhé.

Bước 4: Thử nghiệm tỉ lệ thức ăn

Một kinh nghiệm cho bé ăn dặm nữa đó là khi bé đã bắt đầu quen với ngũ cốc thì mẹ hãy thử thêm bớt lượng thức ăn mỗi bữa, có thể tăng hoặc giảm lượng sữa công thức hay sữa mẹ để xem phản ứng của con thế nào, từ đó rút ra chế độ ăn phù hợp nhất cho bé nhà mình.

Tiếp sau đó, mẹ cũng nên bắt đầu cho trẻ tập làm quen với các loại hoa quả, rau củ bằng cách thêm các loại rau nghiền, chuối… vào cháo hoặc bột cho bé. Lưu ý hạn chế các thức ăn cứng và phải xay nhuyễn hoàn toàn khi cho bé ăn.

Bước 5: Con chưa sẵn sàng nên ngừng lại ngay

Khi trẻ có những biểu hiện không quan tâm tới thức ăn hay không chấp nhận món ăn gì, hoặc đã chán ăn rồi thì bạn nên lập tức dừng lại. Lưu ý là tuyệt đối không ép còn ăn bởi việc ép ăn có thể gây ra những hệ quả không tốt. Hãy chờ thêm một thời điểm khác khi bé đã thực sự sẵn sàng để ăn dặm.

2. Cho trẻ ăn dặm như thế nào là đúng cách?

cần sự kiên nhẫn của bố mẹ

Cho trẻ ăn dặm cần sự kiên nhẫn của bố mẹ (Ảnh: Internet)

Để giúp cho trẻ ăn dặm đúng cách một cách ngon miệng, hấp thu tốt dưỡng chất, các mẹ nên thực hiện theo hướng dẫn sau:

– Cho bé ăn thức ăn mềm, dễ tiêu, đa dạng và chia thành các bữa nhỏ.

– Thay đổi các loại thức ăn trong các bữa ăn hoặc các ngày, nên ý chọn những loại thức ăn trẻ thích và khuyến khích trẻ ăn đủ bữa.

– Nếu trẻ chậm lên cân, bạn cần chú trọng bồi dưỡng cho bé bằng các loại thức ăn giàu dinh dưỡng để giúp con nhanh chóng bắt kịp đà phát triển. Các thực phẩm giàu đạm động vật như: sữa mẹ, sữa công thức, thịt, trứng, cá…

– Cho trẻ được uống đủ nước đun sôi để nguội hay nước hoa quả tươi để cung cấp vitamin, chất xơ, qua đó đảm bảo quá trình tiêu hóa trong cơ thể trẻ được thuận lợi hơn.

– Không nên nêm gia vị quá nhiều khi chế biến món ăn cho bé. Vì giai đoạn bắt đầu ăn dặm, bé chưa quen với các loại gia vị nên bạn không nên nêm nếm gia vị quá nhiều. Điều này sẽ khiến bé khó chịu và không muốn thưởng thức, dẫn đến bé sợ ăn dặm.

Ngoài ra, để thay đổi khẩu vị bạn có thể học cách làm bột gạo cho bé ăn dặm, giúp bổ sung hàm lượng dinh dưỡng cần thiết cũng như cân bằng lại hệ tiêu hóa cho con.

Một số gợi ý về món ăn dặm của bé từ Bếp Gia Đình

Súp bí đỏ

Bí đỏ và sữa tươi là một sự kết hợp vô cùng độc đáo và được rất nhiều phụ huynh phương Tây, Nhật Bản yêu thích chuẩn bị cho bé ăn dặm. Bởi không chỉ cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của bé như vitamin B, vitamin C, khoáng chất… súp bí đỏ còn có hương vị thơm ngon, kích thích vị giác.

súp bí đỏ

Súp bí đỏ là món ăn dặm được nhiều phụ huynh lựa chọn (Ảnh: Internet)

Súp khoai lang

Tương tự như súp bí đỏ, súp khoai lang là một món ăn dặm có hương vị dễ ăn, giúp bé dễ dàng thưởng thức hơn. Để tăng thêm dinh dưỡng cho bữa ăn của bé, bạn có thể nấu khoai lang cùng nước dùng gà hoặc bò. Vì trong khoai lang đã có độ ngọt tự nhiên nên khi nấu bạn cũng không cần nêm nếm quá nhiều gia vị mà hãy để bé thưởng thức hương vị đặc trưng của khoai lang.

Súp bông cải

Được nấu từ bông cải xanh với hàm lượng vitamin, khoáng chất, protein nên chắc chắn bạn không cần phải lo lắng về năng lượng cung cấp cho bé. Súp bông cải được ưa chuộng nấu cùng nước dùng nấm hương để tăng thêm hương vị.

Súp rau chân vịt

súp rau chân vịt

Súp rau chân vịt dinh dưỡng cho bé (Ảnh: Internet)

Nếu nói đến các món ăn dặm cho bé từ 6 – 15 tháng tuổi thì không thể bỏ qua súp rau chân vịt. Đây cũng là món ăn được các phụ huynh yêu thích chọn làm món ăn dặm cho bé nhờ hương vị dễ ăn và giàu chất dinh dưỡng. Khi bé bắt đầu quen với việc nhai thức ăn, bạn có thể chuẩn bị thêm bánh mì mềm cắt nhỏ để bé ăn kèm nữa đấy.

Hy vọng những chia sẻ trên sẽ giúp bạn giải đáp được những thông tin cơ bản về việc cho trẻ ăn dặm như thế nào là tốt. Bếp Gia ĐìnhHướng Nghiệp Á Âu (HNAAu) chúc các bố mẹ chăm con thật tốt để bé có thể ăn nhanh chóng lớn và phát triển khỏe mạnh nhé.

Điểm: 5 (16 bình chọn)

Tác giả: Mẹ Ku Tủn

Xin chào! Tôi là Mẹ Tủn ( 10/10/1995 ) - một người đam mê về ẩm thực, dinh dưỡng trẻ em. Tôi yêu thích viết và chia sẻ những kiến thức, kinh nghiệm về những món ăn và đó cũng là một trong những bí quyết gìn giữ hạnh phúc của gia đình. Cảm ơn bạn!

Bài viết liên quan

Ý kiến của bạn